Cấu trúc ngữ pháp là một phần rất quan trọng khi các bạn muốn bắt đầu học tiếng Anh. Bởi chỉ khi nắm thật chắc vốn kiến thức về vấn đề này thì bạn mới có thể tự tin và thoải mái giao tiếp hay sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày được.

Đặc biệt là trong các bài thi, cấu trúc ngữ pháp luôn được đánh giá cao và coi trọng. Bạn sử dụng càng nhiều cấu trúc ngữ pháp khó thì điểm sẽ càng cao. Tuy nhiên, với những người mất gốc thì trước hết cần phải tìm hiểu và nắm vững ít nhất những cấu trúc cơ bản và thông dụng dưới đây. 

1. Danh từ

Danh từ là một trong những yếu tố quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp bởi đây là những sự vật hoặc hiện tượng diễn ra xung quanh chúng ta hàng ngày. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu danh từ luôn là phần được đặt lên trang đầu của những cuốn sách học ngữ pháp cho người mới bắt đầu hoặc người mất gốc. 

- Khi danh từ chuyển sang số nhiều thì hầu hết, bạn chỉ cần thêm "s" vào phần đuôi của danh từ. 

bottle – bottles
cup – cups
pencil – pencils
desk – desks
sticker – stickers
window – windows

- Còn đối với các danh từ tận cùng là “ch”, “x”, “s”, “sh”, “o” thì bạn cần phải thêm đuôi “es” vào cuối danh từ.

box – boxes
watch – watches
moss – mosses
bus – buses
potato – potatoes

- Đối với các danh từ tận cùng là “f” hoặc “fe”, bạn đổi “f” thành “v” rồi thêm “es”.

wolf – wolves
wife – wives
leaf – leaves
life – lives

- Đối với những danh từ tận cùng là “y”, và trước “y” là một phụ âm thì bạn đổi “y” thành “i” rồi thêm “es”.

baby – babies
teddy – teddies

- Danh từ bất quy tắc

child – children
woman – women
man – men
mouse – mice
goose – geese

- Danh từ không cần biến đổi

sheep – sheep
deer – deer
series – series
species – species

- Danh từ không đếm được (là danh từ không có hình thức số nhiều)

water
sugar
money

2. Đại từ

Đại từ nhân xưng là những đại từ chỉ con người, dùng để thay thế cho danh từ khi bị lặp. 

I / You / He / She / It  / We / They 

3. Động từ “to be”

I - Am

He / She / It - Is

You / We / They - Are

Ví dụ:

I am a nurse
He is sleepy 
We are here 

- Để phủ định ta thêm “not” sau động từ “to be”

Ví dụ:

I am not a doctor
He is not( isn’t) sleepy
We are not(aren’t) here

- Để chuyển thành câu nghi vấn, ta đưa “to be” lên đầu câu

Ví dụ:

Is he a teacher? - Anh ấy phải thầy giáo không ?

4. Động từ thường

- Động từ thường là những động từ dùng để diễn tả hành động. Đối với đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (He, She, It) và chủ ngữ số ít thì phải thêm đuôi “s” hoặc “es" ở phía sau.

Ví dụ:

He eats bread 
She walks to the park
It floats on the sea 

- Để phủ định ta mượn trợ động từ “do/does” trong hiện tại (“do” đi với “I, you, we, they” và chủ ngữ số nhiều, còn “does” đi với “he, she, it” và chủ ngữ số ít) và “did” trong quá khứ.

Ví dụ:

I do not(don’t) listen to music
He does not( doesn’t) eat noodles
You did not(didn’t) go to the cinema

- Trong câu nghi vấn thì ta mượn trợ đồng từ “do,does,did” rồi đưa lên đầu câu.

Ví dụ:

Do you listen to music?
Does he eat bread?
Does she go to school?
Did they finish it?

5. Tính từ

- Tính từ là những từ dùng để miêu tả hay bổ nghĩa cho danh từ, thường đứng trước danh từ.

Ví dụ:

A pretty girl - Một cô gái xinh đẹp
Red dresses - Những chiếc váy màu đỏ

- Có thể hình thành các tính từ đối lặp bằng cách thêm các tiền tố như “un”, “in”, hay “dis”.

Ví dụ:

clear – unclear ( rõ – không rõ )
believable – unbelievable ( tin được – không thể tin được )
conventional – unconventional ( truyền thống – không truyền thống )
certain – uncertain ( chắc chắn – không chắc chắn )
definite – indefinite ( xác định – không xác định )
correct – incorrect ( đúng – không đúng )

- Khi có một dãy tính từ đi cùng nhau, thì phải tuân thủ theo thứ tự sau:

Kích thước - tuổi - hình dạng - màu - nguồn gốc - chất liệu

Ví dụ:

A big brown house - Một căn nhà lớn màu nâu
A small old table - Một cái bàn nhỏ cũ kĩ

- “The + tính từ” dùng để chỉ đến một nhóm người và có chức năng như danh từ số nhiều.

Ví dụ:

the rich - Những người giàu
the young - Những người trẻ

6. Trạng từ

- Là những từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ hay một trạng từ khác.

Ví dụ:

Listen to his speech carefully - Nghe cẩn thận bài diễn văn của anh ấy
The cup of tea is extremely hot - Cốc trà cực kỳ nóng
She speaks French fairly well - Cô ấy nói tiếng Pháp khá tốt

- Tình từ thường được chuyển thành trạng từ bằng cách thêm “ly”.

Ví dụ:

slow – slowly (Chậm)
quick – quickly (Nhanh)
comfortable – comfortably (Thoải mái)
loud – loudly (Lớn)
clear – clearly (Rõ ràng)

Trên đây là một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản mà người mất gốc có thể ôn lại để học tốt tiếng Anh. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm các cấu trúc ngữ pháp khác. Chúc các bạn thành công!